VIDEO CLIPS
Video
Lễ ký kết hợp tác phát triển chanh Nam Đàn
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Miss Hà - 0943.195.685

Miss Hạnh - 0971.532.741
Hôm nay: 92 | Tất cả: 109,951
ALBUM ẢNH CÔNG TY
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
TIN TỨC
Nước mía trị thử nhiệt, viêm đường tiết niệu
Tin đăng ngày: 7/3/2021 - Xem: 1073
 

Mía chứa nhiều đường, chủ yếu là sucrose; các chất nitơ: protein, pepton, amid, nitrat và muối amomi; các chất vô cơ (Fe, Al, Mg, P, Ca, S…); vitamin nhóm B và D; tinh bột; gôm, sáp,... Mía cung cấp nhiều nhiệt lượng, bổ sung nước trong trường hợp mất nước sinh lý (lao động, nắng nóng) và bệnh lý (trúng nắng, sau cơn sốt rét cơn...); dự phòng đái tháo đường, ức chế sự phát triển u bướu; là nguyên liệu sản xuất đường cát, đường phèn.

Theo Đông y, mía có vị ngọt tính mát; vào phế, vị. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Trị thử nhiệt làm tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản, ho đau rát họng, tiểu ít tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón. Rễ mía tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, chữa sỏi tiết niệu. Dùng 500-1.000g/ ngày, ép lấy nước.

Nước mía trị thử nhiệt, viêm đường tiết niệu

Hàng tá tác dụng tuyệt vời của cây mía đối với sức khỏe


Một số thực đơn dùng nước mía chữa bệnh
Nước mía: mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho người bị sốt, khô họng, tiểu dắt.

Nước mía gừng tươi: nước mía ép 50-100ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từng ít một. Trị trào ngược dạ dày thực quản, nôn ra thức ăn dịch vị.

Nước mía nóng: nước mía ép, đun cách thủy đến sôi, mỗi lần 100ml, ngày uống 3 lần. Dùng cho người bị nôn oẹ, nôn khan dai dẳng.

Cháo kê nước mía: nước mía 400g, hạt kê xát bỏ vỏ 200g. Nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng tốt cho người viêm khí phế quản ho khan, miệng khô, họng khô, chảy nước mắt nước mũi.

Nước mía ngó sen: nước mía 500-100g, ngó sen 500g. Ngó sen nghiền ép vụn hòa lẫn với nước mía, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho người viêm đường tiết niệu cấp (tiểu dắt buốt, đau khi tiểu và tiểu ra máu).

Nước mía củ cải bách hợp: nước mía 100ml, nước ép củ cải 100ml; bách hợp 100g. Bách hợp nấu trước cho chín nhừ, cho nước mía và nước ép củ cải vào, đun sôi, khuấy đều. Uống trước khi đi ngủ. Dùng cho người viêm họng, viêm nóng thanh khí phế quản, ho khan.

Ngũ trấp ẩm: nước lê, nước mã thầy, nước lô căn, nước mạch môn, nước giá đỗ, lượng bằng nhau, hòa chung uống hoặc hấp cách thủy uống. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân. Trị ôn bệnh làm tổn thương tân dich, miệng háo khát, họng khô, lưỡi đỏ ít rêu.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy nên thận trọng (chỉ dùng mía nướng hoặc nước mía đun sôi).

BS. Tiểu Lan

Tin tức khác:
Công Ty TNHH Dược An Thịnh Đường chung tay phòng chống COVID_19 Trên Địa Bàn Huyện Nam Đàn (21/5/2021)
Công ty TNHH Dược An Thịnh Đường trao tặng 40 triệu đồng hưởng ứng "Tháng Nhân đạo 2021" (20/5/2021)
Lễ ký kết hợp tác phát triển chanh Nam Đàn (7/3/2021)
Hạn chế lây nhiễm COVID-19 bằng các phương pháp Y học cổ truyền (7/3/2021)
Nước mía trị thử nhiệt, viêm đường tiết niệu (7/3/2021)
Những lưu ý khi sử dụng thuốc Đông Y để đạt được hiệu quả tốt nhất (7/3/2021)
Những câu hỏi thường gặp về đông y (3/12/2014)
Đông y điều trị vô sinh như thế nào? (3/12/2014)
Dược An Thịnh Đường
Địa chỉ: Xóm 4, Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An
Hotline: 0981.692.890
Mail: [email protected]
Web: http://anthinhduong.com
Tin tức
  • Công Ty TNHH Dược An Thịnh Đường chung t ...
  • Công ty TNHH Dược An Thịnh Đường trao tặ ...
  • Lễ ký kết hợp tác phát triển chanh Nam Đ ...
  • Hạn chế lây nhiễm COVID-19 bằng các phươ ...
  • Nước mía trị thử nhiệt, viêm đường tiết ...
  • Những lưu ý khi sử dụng thuốc Đông Y để ...
  • Những câu hỏi thường gặp về đông y ...
  • Chia sẻ kinh nghiệm
  • Phòng và chữa Trị chứng đau cột sống ...
  • CHÓNG MẶT – Biểu hiện của hàng loạt ...
  • Đông y điều trị bệnh đường hô hấp ...
  • Công dụng của nấm Linh chi ...
  • Bài thuốc Đông y điều trị bệnh tiểu đườn ...
  • Hạn chế lây nhiễm, phòng ngừa dịch COVID ...
  • Những lưu ý khi sử dụng thuốc Đông Y để ...
  • Facebook chat